Mặc dù có vài sụt giảm trong tháng 4 so với tháng trước đó nhưng hầu hết các thương hiệu trên phân khúc xe du lịch đều đạt mức tăng trưởng tốt trong bốn tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, cao nhất vẫn là thương hiệu xe cao cấp Lexus với mức tăng 79% và Mazda với 69% trong khi Toyota chỉ đạt mức tăng 12% và Honda với 14%. Tác động khách quan từ những thay đổi về thuế suất cũng đã tạo nên nhiều thay đổi rõ nét về xu hướng sắm xe cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam trong tháng 4. Sự cạnh tranh về doanh số càng trở nên khốc liệt hơn khi có thêm sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới gia nhập vào thị trường. Với sự ra mắt của GLA, phân khúc CUV cỡ nhỏ hạng sang tại Việt Nam hiện nay càng cạnh tranh khốc liệt BT-50 của Mazda vốn từng có lúc so kè ngang ngửa với Ford Ranger giờ cũng bị bỏ khá xa khi chỉ đạt 289 chiếc chỉ gần bằng 1/3 so với con số 1.202 xe của Ranger.
Thị trường ô tô Việt Nam đang bước vào những bước ngoặt mới cho sự tăng trưởng, những phát triển của thị trường xe thương mại cùng với những biến động trên phân khúc xe du lịch có thể sẽ là những tiền đề thúc đẩy tiến trình dần ổn định hóa sự tăng trưởng của toàn thị trường trong tương lai cùng với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tháng 5 tiếp tục là một tháng có nhiều sôi động dành cho thị trường ôtô Việt Nam khi là tháng giao mùa đồng thời cũng là thời điểm cập cảng của một số lượng xe nhập khẩu được đặt hàng từ đầu năm. Sự cạnh tranh giữa dòng xe nhập khẩu và lắp ráp nội địa vẫn sẽ là gam màu chủ lực trên bức tranh của thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng tiếp theo của năm 2016 khi giá cả vẫn là một yếu tố quyết định cho doanh số.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment