Học đại học quốc tế nổi tiếng ngay tại VN bằng hình thức du học tại chỗ Đại học Sunderland
Ngoài ra, bạn rất tính cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể như tham gia tình nguyện cùng sinh viên Quốc tế, tham gia Hội du học sinh Việt Nam với vai trò Admin Ba Lan cho Fanpage của hội trên facebook. Bạn cũng rất năng động, nhạy bén để được thực tập và làm việc trong những công ty, ngân hàng nước ngoài với mục đính rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Với năng khiếu và dam mê ngoại ngữ, bên cạnh khả năng tiếng Anh tốt, bạn còn tự học và sử dụng thành thạo tiếng Ba Lan. Đặc biệt, Trọng Kiên đã lọt vào vòng Chung kết, rồi giành giải nhất cuộc thi Olympic tiếng Ba Lan dành cho người nước khối D do sợ môn Ngữ văn. Vừa thi đại học xong, tính đã lười lại muốn nghỉ, chỉ cắm cúi luyện đề, không ôn tập kỹ, không rèn kỹ năng, toàn bộ vốn tiếng Anh có được đều từ lớp 9, kết quả mình được Overall 6.5. Đổi với mình, đây không phải là kết quả cao so với những gì bố mẹ đã đầu tư cho mình từ bé, nhưng cũng đủ đề mình hoàn thiện hồ sơ du học cho trường bên Ba Lan, mặc dù lúc đó đã là cuối tháng 8 đầu tháng 9, là rất muộn khi năm học sẽ bắt đầu vào cuối tháng 9 bên đó. Mình còn nhớ cái ngày mình nhận được tin Visa đã được cấp là một ngày mưa ở trường Kinh tế Quốc dân (phải, mình đã đỗ đại học)...
Ngày mình đến Ba Lan cũng là một ngày mưa. Mình được em họ, người Việt nhưng sinh ra và lớn lên ở đây dẫn đến trường và làm thủ tục. Mình sẽ học một năm dự bị và ba năm đại học ở khoa Tin học và Quản trị kinh doanh của trường Bách khoa Wroclaw theo như dự kiến ban đầu. Hồi đó còn có chế độ giúp đỡ sinh viên tài chính thấp (nôm na là đến từ nước đang phát triển), cộng với kết quả năm học cấp 3 và chứng chỉ IELTS "tạm chấp nhận được", mình được miền toàn bộ học phí. Chân ướt chân ráo đến Ba Lan, tính tình vẫn còn trẻ con, sống phụ thuộc, nhưng mình vẫn cổ gắng học. Lúc này mình mới nhận ra là mình rất thích học ngoại ngữ và cổ gắng bù đắp cho những tháng ngày lười nhác ở Việt Nam bằng cách đọc tất cả các sách tiếng Anh mà mình vớ được, xem hàng loạt series phim tiếng Anh không có phụ đề, và tất nhiên là giao tiếp và kết bạn với mọi người. Năm học dự bị, mình đi làm tình nguyện miền núi, được biết không khí lửa trại của thanh niên Ba Lan, mình đi hitchhiking (vẫy xe đi nhờ dọc đường) với những người bạn mà mình kết thân lúc đó, có những khi đứng cả tiếng giơ tay đến mỏi người mà không có xe nào chịu dừng lại. Sau những chuyến đi như thế mình cảm thấy tự tin hơn và người lớn hơn, và lòng thầm gieo tình yêu với tiếng Ba Lan, một thứ tiếng cực kỳ khó đổi với những ai thử học nó - phát âm khó, ngữ pháp rắc rối kinh hoàng, vốn từ rộng khủng khiếp và tốc độ nói của những người bản xứ thì không khác gì một... mini Eminem đang đọc rap. Mình cũng phát hiện ra rằng sinh sống ở một đất nước thì không có nghĩa sẽ nghiễm nhiên nói được ngôn ngữ của nước đó. Ở đất nước đó, bạn sẽ chỉ có cơ hội được luyện tập thứ tiếng đó nhiều hơn mà thôi, còn muốn học, bạn vẫn phải mua sách, học từ, học ngữ pháp, làm bài tập. Mình nhận ra so với tiếng Anh thì tiếng Ba Lan quả là khó hơn một trời một vực, và cho đến hôm nay khi đã thành thạo ngôn ngữ này, mình nghĩ chi có tình yêu với thứ tiếng mà khi nghe mình cảm thấy như "tiếng lá xào xạc trong rừng", mình mới có thể học được một ngôn ngữ khó đến thế. Sau hai năm học tiếng Ba Lan, vào năm hai đại học (tức năm nay), mình nhận được tin mình đã lọt vào vòng chung kết Olympic tiếng Ba Lan cho người nước ngoài toàn quốc.
Mình kết thúc năm dự bị với kết quả xuất sắc và tiếp tục được miễn học phí khi vào học chính. Lúc này mình tự nhận thấy mình đã trưởng thành hơn nhiều so với lúc mới đi, vốn ngoại ngữ dày hơn trước rất nhiều và bạo dạn hơn, kết bạn nhiều hơn, có những người bạn mà mình coi là thực sự thân thiết. Mình học khá đều, các học kỳ mình đều đứng đầu khoa và nhận được học bổng của trường dành cho những học sinh xuất sắc nhất. Mình cũng vinh dự được nhận bằng khen và phần thưởng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cho thành tích xuất sắc trong học tập. Cho đến lúc này, ở năm thứ hai đại học, mình đã đi thực tập và làm việc cho hai công ty khác nhau, một trong số đó là hệ thống ngân hàng tài chính danh tiếng của Thụy Sĩ. Mình cũng dành thời gian làm tình nguyện, tham gia vào tổ chức AIESEC của trường, và hiện giờ đang làm việc cho nhóm tuyển chọn phỏng vấn và giúp đỡ tình nguyện viên quốc tế sang Ba Lan hoạt động vào mùa hè.
Thế nhưng, đối với mình, khoảng thời gian đi du học không phải tất cả là học hành, là làm việc, là hoạt động. Đổi với mình, những gì mình sẽ nhớ nhất về những năm tháng sinh viên là những khi leo núi và học thói quen chào những người đi hướng ngược lại; là lúc học trượt tuyết hay trượt băng ngã lăn kềnh; là những bài hát nhẹ nhàng bên lửa trại và bạn bè mắt tròn mắt dẹt nghe mình kể chuyện Việt Nam; là những lúc ổm và được bạn bè hết lòng quan tâm chăm sóc và cái cảm giác khi họ coi mình thực sự như một người trong nhà chứ không phải chỉ là một người nước ngoài lạ lẫm; là tiếng radio văng vẳng từ buồng lái tàu điện giờ tan tầm buổi tối; là những đêm đi chơi vè muộn đường vắng tanh; là ánh đèn nhấp nháy vào lề Giáng sinh; là những lúc Tết thèm được về ôm bà nội, thèm ăn đồ Việt, thèm được nói tiếng Việt; là những bữa cơm ấm cúng cùng gia đình chú và dì của mình; là cả những lúc cười vang với hội sinh viên người Việt ở đây, những người rất nhiệt tình và tình cảm; thậm chí là cả những lúc có một vài đứa trẻ “xấu xí" nhìn thấy mình người châu Á và hát bài Ching chang chou đề trêu chọc, và sau một thời gian mình thậm chí còn... hát cùng bọn chúng và cười đùa; và cả khi nhận ra mình đã yêu và được yêu... Nhưng điều quan trọng nhất, đó chính là mình nhận ra mình đã yêu Ba Lan quá nhiều. Nó như một ngôi nhà thứ hai, một quê hương thứ hai, và một ngày nếu mình phải rời khỏi nơi đây, đó chắc chắn sẽ là một trong những ngày buồn nhất, dài nhất trong cuộc đời. Nhưng hiện tại, hãy cứ để điều gì đến sẽ đến...
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment